Những năm gần đây, công nghệ đã cách mạng hóa việc giáo dục những người trẻ tuổi tại những nước tiên tiến như Singapore. Không như thời bảng đen với máy chiếu đèn trần, những học viên trẻ tuổi ngày nay lớn lên cùng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và các thiết bị khác – vì vậy rất dễ hiểu là họ làm chủ được những công nghệ tương tác nay đã được tích hợp vào môi trường học tập của họ.
Với công nghệ máy chiếu và trình chiếu, màn hình cảm ứng, tính năng bút vẽ, và nhiều hơn nữa – lớp học đã chuyển đổi thành trung tâm tương tác và hợp tác, mang niềm vui và sự kỳ diệu vào bài học, và khuyến khích giáo viên áp dụng sáng tạo bài học vào cuộc sống. Trên thực tế, theo thông tin của BECTA , một ban cố vấn về công nghệ giáo dục tại các trường học Vương Quốc Anh, sử dụng màn hình tương tác để giảng dạy đã mang lại ích lợi rõ rệt giúp tăng thêm niềm vui và động lực học tập.
Ngoài lợi ích ra, với vô vàn lựa chọn sẵn có cho máy tính, máy tính bảng, màn hình phẳng và máy chiếu – những người làm giáo dục phải đối mặt với các thách thức mới trong việc quyết định công nghệ thích hợp cho môi trường hiển thị của họ. Luôn đi đầu trong công nghệ giáo dục qua nhiều thập kỷ, Epson nghiên cứu và phát triển các môi trường kích thích học viên trẻ nhằm giúp người làm giáo dục hiểu những yếu tố chính phải cân nhắc khi chọn công nghệ tương tác cho trường học.
Chuyển đổi việc giảng dạy – triển vọng SEA
Trên khắp Singapore, các máy chiếu kiểu như Máy chiếu Tương tác Cự ly Cực Ngắn đang giúp giáo viên trao đổi tốt hơn với sinh viên. Tính tương tác cấp độ cao mới này thậm chí đã giúp một ngôi trường Singapore áp dụng các ứng dụng giáo dục mới Java để minh họa tốt hơn các ý tưởng và làm cho các bài học hấp dẫn hơn.
Càng sử dụng máy chiếu tương tác nhiều, họ càng cải tiến liên tục công việc giảng dạy thông qua việc cung cấp cho người học những hình ảnh cuốn hút và những tính năng tương tác.
Máy chiếu tương tác – hay màn hình phẳng tương tác?
Cả hai công nghệ máy chiếu tương tác và màn hình phẳng tương tác đều cho phép người sử dụng tương tác với màn hình – giống với điện thoại thông minh của bạn. Một số người cho rằng màn hình phẳng sáng hơn, trong khi đó máy chiếu tương tác cho màn hình lớn hơn, cho phép phạm vi lớp học rộng hơn. Hãy so sánh:
Chi phí: Máy chiếu tương tác có giá chỉ bằng một phần của màn hình phẳng tương tác – cho lợi ích hấp dẫn về chi phí giáo dục.
Độ lóa: Màn hình phẳng thường bị lóa do ánh đèn lớp học hoặc ánh sáng tự nhiên – điều này không xảy ra với màn hình máy chiếu tương tác.
Tính linh hoạt và khả năng thay đổi: Máy chiếu tương tác chiếu hình ảnh chất lượng lên gần như bất kỳ mặt phẳng rắn nào – ngay lập tức chuyển đổi bảng xóa khô, tường và mặt bàn thành các bề mặt tương tác. Trái lại, màn hình phẳng tương tác lại bị giới hạn về không gian.
Chất lượng hình ảnh: Máy chiếu tương tác nổi tiếng về chất lượng hình ảnh. Các hình ảnh trình chiếu cảm ứng có thể đạt tới 100”, gấp đôi kích cỡ của một chiếc màn hình cảm ứng đắt đỏ 50”. Thêm nữa, độ phân giải của máy chiếu tương tác cao hơn Full HD ( độ phân giải cao ), cho hình ảnh sắc nét sống động.
Kích cỡ màn hình: không gian lớp học được thiết kế lớn cỡ nào thì màn chiếu lớn cỡ đó.